Để đảm bảo tính bền vững, không lún, sập của một ngôi nhà khi xây dựng trên nền đất yếu cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật cải tạo khả năng chịu lực. Để tìm hiểu cách xử lý công trình khi xây dựng trên nền đất yếu mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.
Về kết cấu ngôi nhà
Nên lựa chọn các nguyên vật liệu xây nhà có trọng lượng nhẹ, dạng thanh mảnh để giúp giảm trọng tải cho công trình từ đó giúp giảm lực tác động đến nền móng. Tuy nhiên các vật liệu này vẫn cần đảm bảo tính chịu lực cho công trình
Phần móng cần gia tăng độ linh hoạt bằng việc sử dụng kết cấu tĩnh định, xẻ các khe lún tạo độ giãn nở đảm bảo an toàn cho công trình khi xảy ra việc lún không đều hay lún lệch
Gia cố thêm cho công trình nhờ dùng các địa bê tông kiên cố giúp gia tăng tính chịu lực. Đặc biệt ở các vị trí nghi ngờ dễ xảy ra biến đổi cấu trúc, dễ lún, sụt
Cách xử lý móng
Với các căn nhà xây dựng trên nền đất yếu nên sử dụng loại móng cọc để gia tăng tính kiên cố, giảm áp lực lên nền đất. Có thể chôn móng cao và đưa móng xuống sâu hơn vào nền đất sẽ giúp tăng sức chịu tải của nền đất, giảm khả năng gây lún cho móng.
Thay đổi hình dạng và kích thước của móng để thay đổi trực tiếp áp lực lên mặt nền, từ đó cải thiện được tính chịu tải trọng và giảm thiểu sự biến dạng của nền đất. Thông thường phần đáy móng được gia tăng diện tích nhưng sẽ không thích hợp với các công trình xây dựng trên nền đất bị nén lún tăng dần theo thời gian.
Bên cạnh đó, tùy theo địa chất khu vực mà có thể thay đổi loại móng phù hợp như móng bè, móng bang, móng bản, … Độ cứng của móng sẽ tỷ lệ nghịch với sự biến dạng và độ lún của nền đất
Cách xử lý về nền
Đây là biện pháp khá phổ biến ở Việt Nam, các vật liệu để gia cố thêm cho nền đất cũng rất gần gũi, dễ kiếm và có giá thành rẻ. Có khá nhiều biện pháp để xử lý nền đất như:
Sử dụng máy đầm rung, đầm lun với điều kiện địa chất nền đất cát. Với nhà ở thì thường lựa chọn những vật liệu gia cố nền bằng cọc trẻ, cọc gỗ, cọc từ tràm, … dễ kiếm và giá thành rẻ. Với những công trình đường sắt, đường bộ thì hay sử dụng lưới nền cơ học
Dùng các phương pháp vật lý như điện thấm, giếng cát, bắc thấm, hạ mực nước ngầm
Hay các phương pháp dùng hóa chất như thủy tinh, xi măng, silicat để làm tăng tính liên kết trong nền đất hạn chế tình trạng sụt lún khi xây dựng công trình.
Các biện pháp thủy lực là mượn lực nén của thủy lực giúp nền đất được gia cố hơn, để sử dụng biện pháp này cần công nghệ cao tuy nhiên nó có hiệu quả cao và giảm thời gian thi công.
Khi xây dựng nhà cửa trên nền đất yếu chắc hẳn các gia chủ rất lo ngại về tình trạng lún, sụt trong quá trình sử dụng có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng. Do đó khi thi công công trình trên những khu vực có địa chất yếu cần thực hiện những phương pháp cải tạo và gia cố cho nền đất mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây, hi vọng đã giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích để giúp công trình của mình an toàn và bền vững hơn.