Thiết kế nhà có thang máy

09/07/2019 - 05:33 PM
Nhu cầu thiết kế nhà có thang máy đang trở nên phổ biến hiện nay khi mà quỹ đất ngày càng hẹp, nhu cầu tận dụng không gian chiều cao 4, 5,6 tầng nhằm tạo ra nhiều không gian sinh hoạt. Chính vì thế, thang máy được đưa ra giúp cho quá trình di chuyển được dễ dàng cũng như nâng tầm sang trọng của toàn bộ ngôi nhà. 
Khi xã hội ngày càng phát triển, kinh tế dần dần được cải thiện thì nhu cầu của con người ngày càng tăng, xã hội ngày càng đề cao tính hiện đại, nhanh chóng và thẩm mỹ. Thiết kế nhà có thang máy cũng đang dần trở thành nhu cầu cơ bản của mỗi hộ gia đình khi sở hữu các công trình cao tầng. Thay vì sử dụng cầu thang bộ, nhiều gia đình hiện nay đã lựa chọn thang máy gia đình cho nhu cầu di chuyển giữa các tầng trong ngôi nhà của mình. Các mẫu thang máy xuất hiện ngày càng nhiều bởi những tiện ích lớn trong cuộc sống mà nó mang lại, đáp ứng cho mức sống ngày càng cao của gia chủ. 
thiet-ke-nha-co-thang-may
NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KẾ NHÀ ỐNG CÓ THANG MÁY
Mỗi  công trình thiết kế đều có những ưu điểm nhược điểm riêng, vì thế trước khi xây dựng bạn cần tìm hiểu, đọc kỹ những lưu ý để phần nào hình dung được ngôi nhà tương lai một cách dễ dàng hơn.
- Vị trí thiết kế nhà có thang máy: thiết kế nhà có thang máy với hệ thống thang máy được thiết kế và lắp đặt với khoảng kích thước khác nhau sẽ được căn cứ vào diện tích và nhu cầu sử dụng của từng gia đình. Thông thường, kích thước tiêu chuẩn của một chiếc thang máy cần cho một không gian sử dụng tương đối lớn, ít nhất từ 1.3 đến khoảng 1.4m
- Tải trọng của thang máy: khi thiết kế nhà có thang máy, KTS cần phải lưu ý đến tải trọng nhất định theo tiêu chuẩn an toàn của nhà sản xuất và quy định của nhà nước. Chủ đầu tư nên yêu cầu rõ ràng về điều kiện sử dụng thực tế, số lượng người có thể sử dụng để lựa chọn lắp đặt loại thang máy sao cho phù hơp. Thông thường với nhu cầu sử dụng của gia đình thì bạn có thể lựa chọn loại thang máy thủy lực có tải trọng từ 250-400kg tương đương với khonagr từ 3-5 người sử dụng.
thiet-ke-nha-co-thang-mai
 
- Trong quá trình thiết kế cũng phải cần chú ý một số yêu cầu sau: thiết kế hố thang máy có kích thước phù hợp với tải trọng của thang máy, thiết kế nhầ có thang máy cũng cần lưu ý đến chiều cao tổng thể của toàn bộ tòa nhà, nếu ngôi nhà có chiều cao lớn thì nên thiết kế thang rộng hơn một chút.
- Lựa chọn cách thiết kế nội thất cho phù hợp với thang máy để mang lại hiệu quả sử dụng cũng như không gian nội thất ấn tượng nhất. Đối với nhà hiện đại có thể sử dụng các mẫu thang máy bằng kính cũng là cách để tăng thêm hiệu quả thẩm mỹ cho không gian trong nhà.
LỢI ÍCH CỦA THIẾT KẾ NHÀ CÓ THANG MÁY
- Phục vụ nhu cầu di chuyển, đi lại trong ngôi nhà
Cùng với hệ thống thang bộ, thang máy là một công trình nhà ở dân dụng đóng vai tròn giao thông theo chiều dọc của công trình, giúp cho việc đi lại di chuyển của con người trong ngôi nhà trở nên đơn giản và dễ dàng thực hiện hơn cả. Hệ thống thang máy gia đình sẽ phục vụ nhu cầu đi lại và di chuyển của các thành viên trong gia đình. Đồng thời đảm bảo hoạt động thi công cũng nhu các yêu cầu về kết cấu xây dựng của một công trình nhà ở. 
thiet-ke-nha-co-thang-may
- Mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho công trình
Thiết kế nhà đẹp cần phải có sự hài hòa từ thiết kế ngoại thất cho đến nội thất bên trong. Đối với nội thất của thiết kế nhà có thang máy, thang máy đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện được phong cách cũng như sự cá tính và ấn tượng, tăng giá trị cho ngôi nhà. Các mẫu thiết kế nhà có thang máy mang phong cách từ hiện đại cho đến cổ điển, sang trọng… mang lại cho không gian nhà ở vẻ đẹp sang trọng và tinh tế nhất.
NHỮNG PHƯƠNG ÁN LẮP THANG MÁY TRONG THIẾT KẾ NHÀ CÓ THANG MÁY
1. Lắp thang máy ở giữa thang bộ
Ưu điểm: 
- Tiết kiệm diện tích
- Cầu thang bộ thoải mái hơn do tổng chiều dài cầu thang bộ dài hơn so với phương án thi công thang máy nằm cạnh thang bộ thế nên bố trí được nhiều bậc hơn nên chiều cao mỗi bậc cầu thang bộ cũng thấp hơn.
- Tiết kiệm chi phí làm tay vịn thang bộ: khi lắp đặt thang máy gia đình ở giữa thang bộ thì không cần thiết phải làm tay vịn thang bộ nữa đo đó gia chủ sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá. 
Nhược điểm:
- Do không còn khoảng giếng trời ở giữa cầu thang nên ngôi nhà sẽ không lấy được ánh sáng tự nhiên, hơn nữa hố thang thông suốt từ dưới lên trên sẽ tạo cảm giác “chướng mắt”. Để khắc phục nhược điểm này, chúng tôi đề xuất giải pháp ốp kính toàn bộ vách hố thang máy. Ngoài ra, với những công trình nhà cải tạo thì nên chọn phương án dựng khung hố thang bằng thép để tiết kiệm tối đa diện tích, thời gian thi công nhanh, sạch mà khi kết hợp với kính sẽ cho hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất. 
thiet-ke-nha-co-thang-may
2. Phương án lắp thang máy bên cạnh thang bộ
Đây là phương án phổ biến nhất được dùng cho nhiều công trình xây dựng nhà phố, nhà ống, những công trình có mặt tiền hẹp nhưng lại có chiều sâu tương đối lớn.
Ưu điểm:
- Phần giếng trời giữa cầu thang bộ vẫn được giữ nguyên, đảm bảo mục lấy sáng, lưu thông không khí trong cả ngôi nhà
- Phần thang bộ tuy mất nhiều chi phí đầu tư hơn (do phải làm thêm phần tay vịn so với phương án 1) nhưng khi đó với hạng mục thang bộ vừa đạt công năng vừa đảm bảo mỹ quan và nếu đầu tư hơn đó cũng là một điểm nhấn trang trí cho ngôi nhà.
Nhược điểm:
- Đây là giải pháp không phải công trình nào cũng có thể sử dụng được, đặc biệt là những công trình nhà cải tạo
- Cầu thang bộ sẽ có độ dốc cao hơn so với phương án 1
- Với những nhà có trẻ nhỏ thì phần giếng trời trong lòng thang bộ sẽ tiềm tàng nhiều nguy hiểm nên gia chủ cần tính toán tới các giải pháp lắp thêm phụ kiện để đảm bảo an toàn như lưới an toàn cho cầu thang.
Kiến Trúc Kinh Bắc là một trong những đơn vị thiết kế xây dựng uy tín lâu năm, nhận được nhiều tin tưởng của khách hàng hiện nay. Sở hữu đội ngũ kiến trúc sư chuyên môn cao, tận tâm với nghề, chúng tôi không ngừng cố gắng mang đến những công trình đẹp với mức chi phí phù hợp nhất. Gọi ngay 0921 133 188 để được tư vấn hỗ trợ miễn phí nhé. 
Tin tức liên quan
Đăng ký tư vấn
Bình luận Facebook
Đăng ký tư vấn mẫu nhà